Trang Thông tin điện tử

Thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính những tháng cuối năm 2023

Thứ sáu, 08/12/2023

Chiều 14/11, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức phiên họp thứ 6 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị, cơ quan liên quan.

Trong 10 tháng năm 2023, công tác CCHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những đổi mới, quyết liệt, sát sao, cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đẩy mạnh CCHC.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn đối với CCHC nói chung, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Do vậy, công tác CCHC đã đạt được tích cực. 

Nổi bật là cải cách TTHC có những chuyển biến quan trọng, nhiều TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước, trong hoạt động kinh doanh được rà soát, đơn giản. Đã cắt giảm, đơn giản hóa hàng trăm quy định kinh doanh tại 30 văn bản quy phạm pháp luật. Tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử của các bộ, ngành đạt gần 27%, các địa phương đạt hơn 40%; việc chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử của cấp bộ đạt trên 82%, địa phương đạt hơn 70%, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2022. 

Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục được quan tâm. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia 10 tháng đạt khoảng 6,2 triệu văn bản. 

Tính đến ngày 10/10/2023 đã cấp gần 84 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp; thu nhận trên 64,3 triệu hồ sơ định danh điện tử; trong đó, đã kích hoạt gần 380 triệu tài khoản (chiếm 69% tổng tài khoản phê duyệt, tăng 17,2 triệu tài khoản so với thời điểm sơ kết 6 tháng); 91,2 triệu thông tin nhân khẩu được làm sạch giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và Dân cư. 

Bên cạnh đó, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công… tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn, tháo gỡ những rào cản về thể chế, cơ chế, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, đơn vị, địa phương đã làm rõ kết quả đạt được trên từng lĩnh vực; những khó khăn, hạn chế; đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định và đánh giá cao những kết quả trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC 10 tháng năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương. 

Chỉ ra những hạn chế, bất cập cần được khắc phục và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hơn nữa nhận thức và tầm quan trọng của công tác CCHC đối với sự phát triển; tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện 6 nhiệm vụ trọng tâm của CCHC qua đó tạo ra sự đột phá, trong đó lấy cải cách thể chế là nền tảng, cải cách thủ tục hành chính là động lực. 

Tăng cường hướng về cơ sở, CCHC cho người dân và doanh nghiệp ngay từ cơ sở, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đơn giản TTHC của đơn vị mình, tuyệt đối không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; trong đó rà soát, cắt bỏ toàn bộ những thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, được người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị. Tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực. 

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các đồng chí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp phải lắng nghe, tiếp thu, kịp thời giải quyết kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải thực sự có lòng trắc ẩn với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước những kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp liên quan đến các TTHC còn rườm rà, trên cơ sở đó có giải pháp đơn giản, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, thu gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm công tác tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. 

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đến công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Trong đó lưu ý các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, hướng dẫn, chuẩn hóa quy trình, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách thực chất, hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến gắn với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn…

Nguồn: Báo Ninh Bình

Bài liên quan
Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 63092

Trực tuyến: 16

Hôm nay: 198