Bài tuyên truyền phòng chống tội phạm mua bán người
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung, mua bán người nói riêng có những diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự.
Tội phạm mua bán người đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Đối tượng của tội phạm mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng thường là: Hứa hẹn giới thiệu việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao. Núp dưới hình thức đi du lịch, xuất khẩu lao động, du học theo các tổ chức lừa đảo ở trong nước hoặc nước ngoài. Hứa hẹn giúp đỡ những phụ nữ lầm lỡ hoặc có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế để môi giới, lừa bán trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn trong bào thai; Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn giúp đỡ về tiền bạc rồi đẩy họ vào con đường sa ngã hoặc bị lệ thuộc vào chúng; Làm quen với những phụ nữ có con nhỏ, lợi dụng họ sơ hở để chiếm đoạt con và dùng giấy tờ giả mạo để đem bán.
Hậu quả với nạn nhân: Bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức; Bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn; Bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong; Bị cưỡng bức, bóc lột tình dục…; Có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền tình dục, HIV/AIDS, Bị tước mất quyền công dân và quyền con người; Tinh thần suy sụp, lo âu, sợ hãi; Mặc cảm, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống; Khó hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng; Dễ sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành kẻ buôn bán người.
Đối với gia đình: Tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực để tìm kiếm người thân; Hạnh phúc bị tan vỡ, con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ; Các thành viên trong gia đình sống trong lo âu, mặc cảm; Người thân đi tìm người nhà dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân.
Đối với xã hội: Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội; Làm thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; Tăng gánh nặng kinh tế trong địa phương trong việc giải quyết hậu quả của nạn buôn người.
Trước những thủ đoạn nguy hiểm của tội phạm mua, bán người, Chính phủ đã xây dựng những chính sách, hành lang pháp luật cho công tác phòng, chống đấu tranh trấn áp loại tội phạm này, đặc biệt Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2012. Đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có nội dung mua bán người; tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Trong thời gian qua, bọn tội phạm thường lợi dụng sơ hở trong một số lĩnh vực hoạt động để mua bán người như: hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hoá, du lịch...vì thế, để ngăn ngừa có hiệu quả việc mua bán người, Điều 15 của Luật phòng chống mua bán người quy định về việc phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Cơ quan thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống mua bán người, nó tác động trực tiếp tới ý thức của từng người dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và mua bán người nói riêng. Điều 16 của Luật PCMBN quy định cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mua bán người.
Cùng với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, đặc biệt là trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về phòng, chống mua bán người cũng như công tác hỗ trợ nạn nhân. Vì vậy, để ghi nhận vài trò của các đoàn thể xã hội cũng như tạo cơ chế pháp lý để các đoàn thể tham gia tích cực. Luật PCMBN đã có quy định về sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng ngừa mua bán người.
Để phòng, chống tệ nạn buôn bán người, mỗi người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hãy cảnh giác với những người không quen biết, không được tự ý bỏ theo người khác mà không báo cho gia đình, cần cân nhắc và thảo luận với cha mẹ, người thân trước khi đi tìm việc, cần được biết địa chỉ, số điện thoại nơi mình đến và phải có cam kết lao động được chính quyền tại địa phương công nhận.
Tích cực phòng chống nạn mua, bán người, mỗi người dân hãy cùng đoàn kết, hành động vì sự an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, vi tương lai tốt đẹp của toàn xã hội./.
-
TB Về việc tổ chức lấy ý kiến tham gia vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Thứ ba, 07/01/2025
-
Hội đồng nhân dânthị trấn Phát Diệm tổ chức kỳ họp thứ Mười bốn
Thứ năm, 02/01/2025
-
Lễ công bố Nghị quyết 1318/NQ-UBTVQH ngày 10/12/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại thị trấn Phát Diệm
Thứ năm, 02/01/2025
-
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù lên tới 5 năm
Thứ tư, 16/10/2024
-
Thông báo lịch làm việc mùa đông
Thứ tư, 16/10/2024
-
Thông báo thủ đoạn lừa đảo giả mạo lãnh đạo Sở Y tế Ninh Bình
Thứ sáu, 04/10/2024
-
Kế hoạch thực hiện Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn thị trấn Phát Diệm
Thứ sáu, 04/10/2024
-
Trường THCS Phát Diệm thực hiện nghiêm túc, minh bạch các khoản thu đầu năm học
Thứ hai, 23/09/2024
-
Lời kêu gọi của UBMTTQ Việt Nam thị trấn Phát Diệm ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra
Thứ sáu, 13/09/2024
-
Nước lũ trên sông Hoàng Long và sông Đáy tiếp tục lên
Thứ năm, 12/09/2024
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
THÔNG BÁO Về việc mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số PD 0565 được UBND tỉnh Ninh Bình cấp ngày 11/8/1998 mang tên bà Vũ Thị Oanh, địa chỉ thửa đất tại phố Trì Chính, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 02/10/2024
-
Kế hoạch về việc triển khai bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” năm 2024.
Ban hành: 01/10/2024
-
THÔNG BÁO NIÊM YẾT CÔNG KHAI Kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông Trần Mạnh Huân và bà Đinh Thị Thoa đối với thửa đất số 18, tờ bản đồ sô 13, phố Trì Chính, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 30/09/2024
-
Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn thị trấn Phát Diệm
Ban hành: 27/09/2024
-
Quyết định về việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấtsốBG 786619 do UBND huyện Kim Sơn cấp mang tên bà Bùi Thị Ngọc Hải và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bà Bùi Thị Ngọc Hải tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Ban hành: 24/09/2024
-
Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024 trên địa thị trấn Phát Diệm
Ban hành: 20/08/2024
-
Thông báo niêm yết công khai Văn bản số 531/CNKS ngày 13/8/2024 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Sơn
Ban hành: 14/08/2024
-
Khởi công xây dựng công trình Xử lý sạt lở bờ Tả sông Vạc đoạn từ K19+300 K22 + 000 và xử lý kè Hữu sông Đáy đoạn từ k70 + 198 - K70 + 518, huyện Kim Sơn
Ban hành: 13/08/2024
-
Thông báo về việc treo cờ Đảng, cờ Tổ Quốc chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Ban hành: 06/08/2024
-
Điều lệ thi đấu các môn thể thao chào mừng kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 2024.
Ban hành: 06/08/2024
Lượt truy cập: 68003
Trực tuyến: 13
Hôm nay: 206